Tìm hiểu máy Photocopy: Hệ thống cung cấp giấy ở máy Photocopy

Tiếp tục trong seri Tìm hiểu máy Photocopy ở phần trước các bạn đã được tìm hiểu về “Chu trình sao chụp Photocopy“. Hôm nay Đông Phát sẽ giới thiệu các bạn về “Hệ thống cung cấp giấy ở máy Photocopy”

Hệ thống trữ giấy:

Khay giấy:

Trong máy Photocopy có một hoặc nhiều khay chứa giấy, mỗi khay tùy theo thiết kế có thể chứa từ 250 tới 500 tờ, vị trí khay giấy thường có 2 dạng: đặt ngang hông máy hoặc dưới bụng máy. Bên trong khay thường có các thanh chắn giấy có thể chuyển đổi vị trí cho phù hợp với kích thước khác nhau của các loại giấy.

Khay giấy dung lượng lớn.

Để tăng khả năng trữ giấy của máy photocopy, khách hàng có thể mua thêm các khay giấy có dung lượng lớn, loại khay này có khả năng trữ giấy rất lớn lên tới hàng nghìn tờ, thường được lắp thêm phía bên hông máy, do trọng lượng lớn nên chúng thường có các bánh xe ở mặt đáy.

Khay tay

Thường được lắp bên hông máy, khả năng trữ giấy(từ 1 đến 50 tờ). Người ta thường gọi chung là: By-pass feed table, Manual feed table; nhưng đôi khi để xác định rõ hơn(khả năng chứa nhiều giấy) người ta gọi là: MSI(Multi Sheert Insert tray).

By pass tray Photocopy Đông Phát
By pass tray Photocopy

Trên mặt khay có các thanh trượt giúp cố định vị trí giấy. Trong một số trường hợp, khi ta di chuyển các thanh trượt này thì thông tin về kích thước(một cách tương đối) của giấy được báo về cho bộ đĩa xử lý của máy.

Mã giấy

Để cho máy “biết được” kích thước của các loại giấy trong các khay giấy phải có mã giấy được gắn trong các khay giấy tương ứng. Khi khay giấy được gài vào máy, một cảm biến(lắp sẵn trong máy với vị trí tương ứng) “đọc” thông tin từ mã giấy đồng thời chuyển thông tin này về bộ xử lý chính.

Ví dụ: cấu trúc mã giấy của một loại máy thuộc hãng Ricoh

MÃ GIẤY PHOTOCOPY

Các loại mã giấy 

Tùy theo máy, người ta thiết kế nhiều dạng mã giấy, tất nhiên ứng với mỗi loại sẽ có các cảm biến tương ứng.

Các loại cảm biến mã giấy

Ta có thể phân loại các cảm biến mã giấy như sau:

Cảm biến quang: Người ta ghép nhiều bộ(gồm đèn phát sáng và tế bào cảm quang) trong một khối, thường là 5 bộ trong một khối.

Công tắc vi cấp: tương tự như cảm biến quang, nhiều công tắc được ghép với nhau thành một mảng.

Công tắc từ tính: thường được ghép thành bộ lắp trong máy với vị trí tương ứng các miếng nam châm được lắp trong khay giấy( máy Minolta thường sử dụng loại này).

Một số các loại máy gần đây lại không sử dụng các mã giấy cũng như cảm biến mã giấy, nhưng lại sử dụng phương pháp khai báo mã giấy thông qua chương trình khai báo cho máy bởi các phím chức năng trên mặt máy( ví dụ trường hợp máy Ricoh FT-4422, Xerox V-340,..)

Trong phần tiếp theo Đông Phát sẽ giới thiệu tới các bạn về Hệ thống nâng giấy trong máy Photocopy. Seri bài viết về Tìm hiểu máy Photocopy của chúng tôi hi vọng sẽ giúp các bạn yêu thích công nghệ càng được hiểu sâu hơn về máy Photocopy từ đó phục vụ tốt hơn cho công việc và học tập của mình . cần thuê máy photocopy tại Bình Dương xin liên hệ anh Cường

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0903338425